Thành lập vương triều Quý Sương Nguyệt_Chi

Vào cuối thế kỷ 1 TCN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương (貴霜), đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Theo một số giả thuyết, người Quý Sương có thể không giống như người Nguyệt Chi, có lẽ là có nguồn gốc từ người Saka. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương, đã cai trị khu vực này trong vài thế kỷ. Người Nguyệt Chi được các nền văn minh phương Tây biết đến như là người Quý Sương, tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn gọi họ là người Nguyệt Chi trong các văn kiện sử sách của họ trong một giai đoạn vài thế kỷ.

Người Nguyệt Chi/ Quý Sương mở rộng về phía đông trong thế kỷ 1, để thành lập đế chế Quý Sương. Vị vua đầu tiên của Quý Sương là Kujula Kadphises đã gắn liền bề ngoài của chính ông với Hermaeus trên các đồng tiền của mình, gợi ý rằng ông là một trong số các hậu duệ của ông này thông qua hôn nhân, hoặc ít nhất là muốn thông báo về quyền hợp pháp của mình.

Vị vua tự xưng đầu tiên của Quý Sương Heraios (1-30) trong kiểu Hy Lạp-Bactria.
Mặt phải: Tượng bán thân của Heraios, với dải băng buộc đầu kiểu hoàng gia Hy Lạp.
Mặt trái: Vua cưỡi ngựa, được nữ thần chiến thắng Nike trao vương miện bằng một vòng hoa. Chữ khắc Hy Lạp: TVPANNOVOTOΣ HΛOV - ΣΛNΛB - KOÞÞANOY "Bạo chúa Heraios Sanav (không rõ nghĩa) của người Quý Sương".

Sự thống nhất của các bộ lạc Nguyệt Chi và sự lớn mạnh của Quý Sương được ghi chép trong sử sách Trung Quốc như Hậu Hán Thư:

"Hơn một trăm năm sau, hấp hậu (翕候, "hoàng thân liên minh") của Quý Sương (Badakhshan và các lãnh thổ cận kề ở phía bắc sông Oxus), tên là Khâu Tựu Khước (丘就卻- tức Kujula Kadphises) đã tấn công và tiêu diệt bốn hấp hậu khác. Ông tự mình làm vua của vương quốc gọi là Quý Sương (Kushan). Ông xâm chiếm An Tức (Parthia) và chiếm khu vực Cao Phụ (高附- tức Kabul). Ông cũng đánh bại toàn bộ các vương quốc Puta (Parthuaia, 55) và Kế Tân (罽賓, Kapisa-Peshawar). Khâu Tựu Khước (Kujula Kadphises) đã ngoài 80 tuổi khi chết.Con trai ông, Diêm Cao Trân (閻高珍) (Vima Takto), trở thành vua tại cung điện của ông. Ông đã trở lại và đánh bại Thiên Trúc (天竺-Tây bắc Ấn Độ) và lập ra chức Tổng trấn để kiểm soát và lãnh đạo nó. Người Nguyệt Chi sau đó trở nên rất giàu. Tất cả các vương quốc gọi [vua của họ] là vua Quý Sương (Kushan), nhưng nhà Hán gọi họ theo tên nguyên thủy của họ là Đại Nguyệt Chi". (Hậu Hán Thư,[6]).

Người Nguyệt Chi/Quý Sương đã kết hợp Phật giáo vào trong các đền thờ của nhiều vị thần, họ trở thành những người khởi xướng chính của Phật giáo Đại thừa, và các ảnh hưởng tương tác của họ với nền văn minh Hy Lạp đã giúp cho nền văn hóa GandharaHy Lạp-Phật giáo thịnh vượng.

Trong thế kỷ 1 và 2, Vương triều Quý Sương đã mở rộng các chiến dịch quân sự về phía bắc và chiếm đóng các phần của lòng chảo Tarim, vùng đất ban đầu của họ, đặt nó vào trung tâm của thương mại Trung Á đang sinh lợi với Đế chế La Mã. Họ có liên quan đến việc liên kết quân sự với người Trung Quốc để chống lại sự xâm nhập của các bộ lạc du cư, cụ thể là khi họ liên kết với tướng Trung Quốc là Ban Siêu để chống lại người Sogdian năm 84, khi những người này cố gắng ủng hộ cuộc nổi dậy của vua Kashgar. Khoảng năm 85, họ cũng hỗ trợ người Trung Quốc trong cuộc tấn công Thổ Phồn, ở miền đông lòng chảo Tarim.

Để đòi hỏi sự ghi nhận việc ủng hộ của mình với người Trung Quốc, người Quý Sương đã đòi hỏi (nhưng bị từ chối) các công chúa người Hán, ngay sau khi họ gửi các tặng phẩm cho triều đình Trung Quốc. Để trả thù, họ đã tấn công Ban Siêu năm 86 bằng một lực lượng tới 70.000 quân, nhưng, bị mệt mỏi do cuộc hành quân, cuối cùng họ đã bị lực lượng Trung Quốc ít người hơn đánh bại. Người Quý Sương phải rút lui và cống nộp cho hoàng đế Trung Hoa trong thời gian trị vì của Hán Hòa Đế (89-106).

Sau này, người Nguyệt Chi/Quý Sương đã thành lập một vương quốc đóng đô ở Kashgar vào khoảng năm 120, giới thiệu văn tự Brahmi, tiếng Prakrit của người Ấn Độ để quản lý, và nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo đã phát triển thành nghệ thuật Serindia.

Thu được lợi từ việc mở rộng lãnh thổ, người Nguyệt Chi/Quý Sương đã nằm trong số những người đầu tiên đưa Phật giáo vào miền bắc và đông bắc châu Á, bằng các cố gắng truyền giáo trực tiếp cũng như việc dịch các kinh sách của Phật giáo sang tiếng Trung. Các nhà truyền giáo và dịch giả lớn như Lokaksema (Chi Lâu Già Sấm) và Dharmaraksa (Trúc Pháp Hộ), là những người đã tới Trung Quốc và lập ra các cụm dịch thuật, bằng cách đó nằm ở trung tâm của Con đường tơ lụa trong chuyển giao của Phật giáo.

Người Trung Quốc giữ việc gọi người Quý Sương như là người Đại Nguyệt Chi trong nhiều thế kỷ. Trong Tam Quốc Chí (三國志, chương 3), người ta ghi chép rằng năm 229 "Vua Đại Nguyệt Chi, Ba Điều (波調 - Vasudeva I), đã gửi phái bộ của mình đến nộp cống phẩm, và Bệ hạ (Hoàng đế Tào Duệ- tức Ngụy Minh Đế) đã ban cho ông ta tước hiệu "Vua Đại Nguyệt Chi Thân thiết với nước Ngụy (魏)."

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyệt_Chi http://www.transoxiana.com.ar/Eran/Articles/benjam... http://reference.allrefer.com/country-guide-study/... http://www.guoxue.com/discord/xwm/jnsj.htm http://muse.jhu.edu/journals/jwh/ http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?lookup=... http://depts.washington.edu/silkroad/texts/hhshu/h... http://depts.washington.edu/silkroad/texts/hhshu/h... http://depts.washington.edu/silkroad/texts/hhshu/n... http://depts.washington.edu/silkroad/texts/weilue/... http://depts.washington.edu/uwch/silkroad/texts/hh...